Gỗ HDF: Khái niệm, đặc điểm và ứng dụng của HDF trong nội thất

I- Sơ lược về gỗ HDF


Gỗ HDF là gì?

 

  • Gỗ HDF là gì? HDF là tên viết tắt của loại gỗ công nghiệp có tên tiếng anh là High Density Fiberboard. Trong gỗ HDF, thành phần gỗ tự nhiên chiếm tới hơn 80%, cùng với đó là chất phụ gia và chất kết dính giúp tăng độ cứng và khả năng dính của gỗ.


Ván gỗ công nghiệp HDF


Gỗ HDF có tiêu chuẩn đảm bảo E1 – một tiêu chuẩn đảm bảo gỗ có độ cứng, độ bền và hoàn toàn tự nhiên. Lõi của gỗ có thể màu xanh (gọi là gỗ HDF lõi xanh) hoặc trắng, chúng có sự khác nhau tùy thuộc vào nguyên liệu đầu vào. Màu sắc xanh hay trắng này không làm thay đổi chất lượng cũng như những ứng dụng của lõi gỗ.


Quy trình sản xuất gỗ HDF


Gỗ HDF được sản xuất từ bột gỗ tự nhiên rừng, sau đó chúng phải trải qua quá trình luộc và sấy khô ở môi trường có nhiệt độ từ 1000 – 2000 độ C. Quá trình luộc và sấy khô giúp loại bỏ nhựa và giúp gỗ hết nước.


Trong quá trình sản xuất, bột gỗ được kết hợp với các chất phụ gia nhằm tăng độ cứng của gỗ, ngăn mối mọt hiệu quả. Tiếp đến bột gỗ sẽ được ép ở áp suất cao để định hình thành tấm gỗ HDF có kích thước phổ biến là 2.000mm x 2.400mm, độ dày từ 6 – 24mm. Mặt khác, các tấm ván gỗ HDF cũng có thể được sản xuất với kích thước khác theo yêu cầu.


Các tấm gỗ HDF sau khi được sản xuất và xử lý bề mặt sẽ được đưa đi cắt theo thiết kế định hình. Bề mặt gỗ sẽ được bao phủ một lớp Melamine Resin kết hợp với các sợi thủy tinh, giúp gỗ luôn hài hòa về màu sắc, bề mặt được bảo vệ. Bên cạnh đó, ở bước này các vân gỗ cũng được tạo thành giúp gỗ có màu sắc ổn định và tự nhiên nhất.


II- Ưu điểm của gỗ công nghiệp HDF là gì?


Tấm gỗ HDF là sản phẩm được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong thiết kế nội thất. Sở dĩ như vậy là vì gỗ HDF có những ưu điểm nổi trội, đáp ứng được nhu cầu của con người trong cuộc sống hiện đại. Điều này giúp ích rất nhiều trong việc trang trí nội thất văn phòng, nhà ở, hội trường,… Đem lại hiệu quả sử dụng cao.


Đặc điểm nổi trội của gỗ công nghiệp HDF là gì?
Đặc điểm nổi trội của gỗ công nghiệp HDF là gì?


Về ưu điểm của tấm ván gỗ HDF, loại gỗ công nghiệp này có khá nhiều đểm ưu việt. Dưới đây là tổng hợp những ưu điểm của gỗ HDF:

 

  • - Khả năng cách âm, cách nhiệt cao: Gỗ HDF là loại gỗ công nghiệp có tác dụng lớn trong việc cách âm, cách nhiệt. Do vậy, chúng thường được sử dụng trong việc xây dựng, thiết kế trường hợp, khu vực phòng ngủ hay tủ bếp,…

 

  • - Khả năng chống mỗi mọt, cong vênh: Các tấm gỗ HDF đều là các khung xương ghép công nghiệp đã được sấy khô sau đó tẩm hóa chất để chống mối mọt. Do đó, tấm ván ép HDF khá nhẹ, khắc phục được các nhược điểm bị cong vênh so với các loại gỗ thông thường.

 

  • - Gỗ HDF đa dạng trong màu sắc: Điểm đặc biệt của gỗ công nghiệp HDF là sự đa dạng về màu sơn, giúp người dùng có đa dạng hơn các sự lựa chọn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dễ dàng chuyển đổi màu sơn cho phù hợp với thẩm mĩ của mình.

 

  • - Ván HDF có bề mặt nhẵn bóng và vân gỗ tự nhiên: Trên bề mặt các tấm ván HDF có các vân gỗ được tạo gần như gỗ tự nhiên. Bề mặt của loại gỗ công nghiệp này còn nhẵn bóng, có sự thống nhất, giúp không gian thêm hài hòa và gần gũi với thiên nhiên.

 

  • - HDF có khả năng chống ẩm cao: Mỗi tấm ván HDF đều có kết cấu với mật độ cao, tạo ra khả năng chống ẩm tốt hơn gỗ MDF.
  • - Độ cứng của gỗ HDF: Gỗ HDF được các chuyên gia đánh giá có độ cứng cao hơn những loại gỗ công nghiệp thông thường. Đây là điểm cộng trong ứng dụng của gỗ công nghiệp HDF trong thiết kế nội thất.


Giữa gỗ MDF và HDF, tấm ván HDF có thiết kế đặc biệt với khả năng chịu nhiệt, chịu va đập, chống thấm cực tốt và có độ cứng cao hơn gỗ HDF. Một ưu điểm nữa của HDF chính là khả năng cách nhiệt và cách âm rất hiệu quả.


Mặt khác, so với gỗ MDF, tấm ván gỗ công nghiệp HDF có độ bền vượt trội. Do đó, nó được cử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng, nội thất văn phòng, ngoại thất,… Sản phẩm cũng đặc biệt phù hợp với khu vực cần cách âm, cách nhiệt như: Phòng làm việc, hội trường, nhà hát,… Gỗ MDF thì phù hợp với các khu vực có nội thất công trình, nội thất nhà ở hoặc trang trí nội thất thông thường.


III- Phương pháp bảo quản gỗ HDF hiệu quả nhất


Để quá trình sử dụng ván gỗ công nghiệp HDF được lâu dài, cách bảo quản cũng vô cùng quan trọng. Muốn bảo quản ván gỗ công nghiệp HDF tốt nhất, người dùng cần chú ý một số điểm sau:

 

  • - Không để gỗ HDF tiếp xúc với nước.

 

  • - Khi bề mặt gỗ HDF có dính bụi bẩn nên sử dụng vải mềm khô để lau sạch, không dùng các loại khăn ướt hoặc vật cứng để lau chùi.


IV- Ứng dụng của gỗ HDF trong thiết kế nội thất


Dựa vào những tính năng nổi trội của ván gỗ HDF, ngày nay các sản phẩm nội thất được tạo ra ngày càng phong phú và đa dạng giúp người dùng có nhiều hơn những sự lựa chọn. Trong đó, phải kể đến cửa gỗ HDF veneer – một trong những ứng dụng phổ biến nhất của tấm ván HDF. Bằng những mẫu mã đa dạng, thiết kế độc đáo, sản phẩm cửa gỗ HDF đã và đang trở thành sản phẩm được ưa chuộng trong thị trường cửa gỗ công nghiệp tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.


Ứng dụng của gỗ HDF trong thiết kế nội thất

  • Những ứng dụng của ván gỗ HDF trong nội thất


Ngoài ra, ngày nay từ nội thất văn phòng cho tới nội thất gia đình cũng đang dần được thay thế bởi sản phẩm công nghiệp. Với giá ván HDF chống ẩm tương đối cạnh tranh, tính thẩm mỹ cao, đa dạng trong mẫu mã,… đã giúp khách hàng có thêm sự lựa chọn khi có nhu cầu.


Cụ thể, ứng dụng của tấm ván HDF như sau:

 

  • - Gỗ HDF là giải pháp cho nội thất trong nhà và ngoài trời. Các tấm tường, vách ngăn, cửa ra vào cũng là những sản phẩm sản xuất từ gỗ công nghiệp HDF.

 

  • - Gỗ HDF được ứng dụng phổ biến trong thiết kế sàn gỗ: Ứng dụng này được quyết định bởi tính ổn định và bề mặt bóng mịn của tấm ván gỗ HDF.

 

  • - Gỗ HDF có tính chịu nhiệt cao nên có ứng dụng trong việc sản xuất các loại cửa gỗ công nghiệp HDF và cửa gỗ HDF veneer.
  • - HDF được xem là loại gỗ công nghiệp với bước đột phá lớn trong nền sản xuất – xử lý gỗ hiện đại. Trong thực tế, ván gỗ HDF được sử dụng rộng rãi để làm gỗ lát sàn nhà (ván lát là loại sàn gỗ công nghiệp), cửa ra vào nhà. Với các loại cửa HDF chống ẩm đã và đang được sử dụng phổ biến tại các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Tại Việt Nam nó đã và đang trở thành xu hướng và được ưa chuộng trên thị trường.


Như vậy, gỗ công nghiệp HDF là sản phẩm có nhiều ưu điểm và có nhiều ứng dụng trong nội thất. Việc sử dụng các sản phẩm từ ván gỗ HDF giúp đem lại sự hài hòa trong không gian nội thất, đồng thời mang đến sự tiện lợi, hiệu quả cho người dùng. Với những khu văn phòng, khu vực cần cách nhiệt, cách âm thì tấm ván HDF là gợi ý vô cùng hợp lý.

Bài viết liên quan
Hỗ trợ trực tuyến
  • 0988 888 925
 

 

Hạng mục thi công
Dự án nổi bật
  • Thiết Kế Phòng Tổng Giám Đốc Ceo Group Cao Cấp Tại Sonasea Vân Đồn Harbor CityThiết Kế Phòng Tổng Giám Đốc Ceo Group Cao Cấp Tại Sonasea Vân Đồn Harbor City
  • Thiết kế phòng làm việc Tổng giám đốc sang trọng đẳng cấpThiết kế phòng làm việc Tổng giám đốc sang trọng đẳng cấp
  • Thiết kế nội thất phòng họp Công ty Đông BắcThiết kế nội thất phòng họp Công ty Đông Bắc
  • Thiết kế nội thất phòng họp tầng 1 CEO Hà NamThiết kế nội thất phòng họp tầng 1 CEO Hà Nam
  • Thiết kế phòng họp Công ty TNHH TM Cơ Điện Việt NhậtThiết kế phòng họp Công ty TNHH TM Cơ Điện Việt Nhật
  • Thiết kế phòng họp Công ty TNHH Vạn NiênThiết kế phòng họp Công ty TNHH Vạn Niên
  • Thiết kế phòng họp Paraline Việt NamThiết kế phòng họp Paraline Việt Nam
  • Thiết kế nội thất phòng làm việc Công ty ECOBAThiết kế nội thất phòng làm việc Công ty ECOBA
  • Thiết kế phòng làm việc công ty TNHH TM Cơ Điện Việt NhậtThiết kế phòng làm việc công ty TNHH TM Cơ Điện Việt Nhật
  • Thiết kế phòng làm việc Công ty TNHH Vạn NiênThiết kế phòng làm việc Công ty TNHH Vạn Niên
Tin tức tư vấn