Sơn bệt là gì và quy trình sản xuất sơn giá rẻ cao cấp chất lượng

Sơn bệt là gì? Ưu nhược điểm của sơn bệt so với sơn PU như thế nào? Đây là những câu hỏi được rất nhiều khách hàng quan tâm trên các diễn đàn, trang mạng xã hội trong thời gian gần đây. Để giúp bạn giải đáp những băn khoăn này ngay bây giờ hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé.

>>Xem ngay: Gỗ HDF: Khái niệm, đặc điểm và ứng dụng của HDF trong nội thất


1. Khái niệm về sơn bệt là gì?


Muốn hiểu rõ hơn, sâu hơn về quy trình cũng như ưu và nhược điểm của sơn bệt như thế nào thì đầu tiên chúng ta phải nắm rõ khái về sơn bệt. Sơn bệt được hiểu là loại sơn làm mất hẳn đi các đường vân và không còn giữ được màu nguyên bản của gỗ. Với sơn bệt trên gỗ công nghiệp, bạn có thể chọn màu sơn trắng, hồng, đen, vàng, xám…cho thật phù hợp với mục đích sử dụng cũng như sở thích của mình.


Sơn bệt là gì và quy trình sản xuất sơn giá rẻ cao cấp chất lượng


Vậy nên nếu bạn bạn muốn sở hữu sản phẩm nội thất mà màu sắc độc đáo khác hoàn toàn với màu gỗ mộc thì sơn bệt chính là sự lựa chọn rất hoàn hảo. Với màu sắc đa dạng bề mặt sơn bệt được áp dụng cho rất nhiều những công trình khác nhau như showroom, phòng ngủ con gái, trẻ con, phòng triển lãm…để tạo nên nét đẹp độc đáo khác biệt.


2. Ưu - nhược điểm của sơn bệt so với sơn PU là gì?


Sơn bệt và sơn PU là hai loại sơn được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất trong các sản phẩm nội thất hiện nay. Vậy hai loại sơn này có ưu điểm và nhược điểm thế nào?


2.1 Ưu điểm của sơn bệt


Sơn bệt là loại sơn là mất hẳn đi đường vân của gỗ tự nhiên bằng các màu sắc đa dạng, độc đáo chuyên dùng cho các sản phẩm đồ gỗ nội thất, ngoại thất. Với sơn bệt, bạn có thể thỏa thích lựa chọn màu sắc theo sở thích của mình.

Bên cạnh đó sơn bệt còn có một số ưu điểm nổi trội như: Sơn có chất lượng cao, tiện dùng và rất thích hợp cho việc trang trí tạo dấu ấn cá nhân. Sau khi sơn bề mặt gỗ sáng bóng, sơn có độ bám dính tốt trên bề mặt gỗ mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ và ít bị bong tróc, rạn nứt.


2.2 Nhược điểm của sơn bệt là gì?


Sơn bệt rất kỳ công, phức tạp và đòi hỏi phải có máy móc kỹ thuật hiện đại cùng với kinh nghiệm lâu năm, tay nghề cao của người thợ thì mới có thể sơn được.


2.3 Ưu điểm của sơn PU


Khác với sơn bệt sơn PU để lại nguyên vân gỗ của sản phẩm. vậy nên nếu bạn muốn sở hữu nội thất mang phong cách hiện đại thì sơn PU là giải pháp rất hữu hiệu.


Sơn bệt là gì và quy trình sản xuất sơn giá rẻ cao cấp chất lượng
Sơn bệt và sơn PU có những ưu – nhược điểm gì?


Sơn PU làm cho nội thất thêm bóng bẩy hơn, khả năng bám dính tốt, sơn có độ cứng cao và khả năng chịu lực, chống va đập mạnh rất hiệu quả.



2.4 Nhược điểm của sơn PU


Yếu điểm lớn nhất của sơn PU là bạn không thể sơn màu nào cũng được mà nó còn phụ thuộc vào màu của vân gỗ. Ngoài ra sơn không kháng được dung môi, không chịu được trọng tải cao và khả năng chống trầy xước kém.


3. Quy trình sơn bệt trên bề mặt nội thất gỗ


Quy trình sơn bệt lên bề mặt đồ nội thất gỗ sẽ trải qua các bước cơ bản sau:


3.1 Chuẩn bị bề mặt gỗ


Trước khi sơn bệt bạn cần chuẩn bị giấy nhám 240 để làm nhẵn bề mặt gỗ cần sơn. Với những chi tiết gỗ bị khuyết tật thì cần phải xử lý cẩn thật và kỹ càng hơn bằng các phương pháp dặm hoặc vá. Sau khi nhám bề mặt gỗ không còn gỗ không còn gồ ghề nữa chỉ còn cảm giác mát, mịn và nhẵn. Như vậy khi sơn bệt mới có thể đảm bảo được tính thẩm mỹ cao nhất cho sản phẩm.


3.2 Bả bột hoặc lau màu


Sau khi làm nhẵn thì bột bả sẽ được phả lên bề mặt gỗ nhằm bịt kín những ghim gỗ để bề mặt gỗ không còn thẩm thấu được nước. Hiểu đơn giản hơn đó chính là làm mất khả năng thấm nước của gỗ. Với những sản phẩm nội thất có yêu cầu đặc biệt thì màu sẽ được trộn lẫn với bột bả để lau lên bề mặt. Sau một thời gian nhất định, bột bả đã khô sẽ tiếp tục dùng giấy nhám 240 để chà lại lần nữa.


3.3 Sơn lót lớp lần 1


Khi bề mặt gỗ đã được làm sạch bụi, người phun sẽ dùng súng sơn với áp lực 8kg/cm2 với góc mở vòi là 30 độ. Với lần lót lớp 1 sơn sẽ đi qua bề mặt gỗ 3 lượt, sau đó bạn mang gỗ đi phơi dưới trời nắng cho khô.


Sơn bệt là gì và quy trình sản xuất sơn giá rẻ cao cấp chất lượng - hình 3
Quy trình sơn bệt – sơn lót lần 1


3.4 Sơn lót lần thứ 2


Sau khi phơi lớp sơn lần 1 khoảng 2 giờ dưới trời nắng là lớp sơn đã khô, tiếp đến dùng giấy nhám 320 nhám lại bề mặt gỗ. Tiếp theo bạn sử dụng súng sơn với áp lực 8kg/cm2 với góc mở của vòi sơn là 30 độ, sơn đi qua bề mặt gỗ 3 lượt cho một lần lót. Vậy là xong lần lót thứ hai bạn tiếp tục mang gỗ đi phơi cho khô sơn.


3.5 Phun màu trong sơn bệt là gì?


Sau khi phơi dưới trời nắng khoảng 2 giờ, bề mặt lớp lót thứ hai đã khô, bạn tiếp tục dùng giấy nhám 320 chà nhẹ nhàng cho bề mặt gỗ thật mịn rồi thổi sạch bụi để phun màu. Phun màu, hãy dùng súng với áp lực hơi 8kg/cm2 với góc mở vòi phun là 60 độ.

Khoảng cách từ vòi phun đến bề mặt gỗ là 50cm và lớp mài sẽ được phun từ 2 -3 lượt cho 1 lần phun màu. Sau đó tiếp tục mang đi bề mặt gỗ đi phơi dưới nắng khoảng 2 giờ cho khô sơn.


3.6 Dặm và phun nóng


Phơi khoảng hơn 1 giờ lớp màu sơn đã khô, tiếp tục sử dụng giấy nhám 320 vuốt nhẹ nhàng, thổi sạch và dặm lại những điểm màu nhạt hơn. Để bề mặt gỗ có màu thật đều và đẹp thì bạn sẽ tiến hành bước tiếp theo là phun lớp bóng bề mặt.

Sau khi phun xong mang sản phẩm đi phơi dưới trời nắng khoảng 8 -10 gờ phun bóng sản phẩm có thể đóng gói và xuất xưởng.


4. Có nên dùng đồ nội thất bằng gỗ công nghiệp sơn bệt không


Thực tế, có rất nhiều khách hàng lo sợ rằng đồ nội thất sơn bệt khi dùng sẽ nhanh chóng bị bong tróc sơn và rất xấu. Tuy nhiên đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Bởi với bề mặt gỗ được bao bọc bởi các lớp sơn tỉ mỉ, cẩn thận đến 5 -6 lớp thì rất khó để bong tróc. Trừ khi trong quá trình sử dụng bạn dùng dao nhọn cứa thật mạnh vào bên trong code gỗ thì sơn mới bị bong nứt.


Sơn bệt là gì và quy trình sản xuất sơn giá rẻ cao cấp chất lượng - hình 4
Bàn làm việc phòng giám đốc sơn bệt màu trắng tinh tế, hiện đại


Không chỉ vậy, bên ngoài bề mặt sản phẩm còn được bảo vệ bởi 3 lớp sơn bóng nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm lớp sơn này sẽ giúp tránh sự va đập của gỗ bảo vệ gỗ không bị trầy xước trong quá trình vận chuyển và sử dụng.


Đồng thời đồ nội thất như bàn ghế văn phòng, tủ tài liệu, giá, kệ…được làm bằng gỗ công nghiệp sơn bệt có độ bền từ 10 -15 năm tùy theo cách sử dụng và bảo quản tốt của người dùng. Đặc biệt với sản phẩm nội thất làm bằng gỗ công nghiệp sơn bệt màu trắng thì bạn nên thường xuyên lau chùi, vệ sinh để những vết bẩn không bám lâu ngày làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng của sản phẩm.


Trên đây là một số thông tin về sơn bệt là gì mà chúng tôi muốn chia sẻ đến cho bạn. Ngoài ra còn có rất nhiều các bề mặt, phun sơn cao cấp khác nữa nếu bạn muốn biết thêm thông tin về loại bề mặt phun sơn nào hãy nhanh liên hệ với Nội Thất Miền Bắc để được tư vấn tận tình và chu đáo.

Bài viết liên quan
Hỗ trợ trực tuyến
  • 0988 888 925
 

 

Hạng mục thi công
Dự án nổi bật
  • Thiết Kế Phòng Tổng Giám Đốc Ceo Group Cao Cấp Tại Sonasea Vân Đồn Harbor CityThiết Kế Phòng Tổng Giám Đốc Ceo Group Cao Cấp Tại Sonasea Vân Đồn Harbor City
  • Thiết kế phòng làm việc Tổng giám đốc sang trọng đẳng cấpThiết kế phòng làm việc Tổng giám đốc sang trọng đẳng cấp
  • Thiết kế nội thất phòng họp Công ty Đông BắcThiết kế nội thất phòng họp Công ty Đông Bắc
  • Thiết kế nội thất phòng họp tầng 1 CEO Hà NamThiết kế nội thất phòng họp tầng 1 CEO Hà Nam
  • Thiết kế phòng họp Công ty TNHH TM Cơ Điện Việt NhậtThiết kế phòng họp Công ty TNHH TM Cơ Điện Việt Nhật
  • Thiết kế phòng họp Công ty TNHH Vạn NiênThiết kế phòng họp Công ty TNHH Vạn Niên
  • Thiết kế phòng họp Paraline Việt NamThiết kế phòng họp Paraline Việt Nam
  • Thiết kế nội thất phòng làm việc Công ty ECOBAThiết kế nội thất phòng làm việc Công ty ECOBA
  • Thiết kế phòng làm việc công ty TNHH TM Cơ Điện Việt NhậtThiết kế phòng làm việc công ty TNHH TM Cơ Điện Việt Nhật
  • Thiết kế phòng làm việc Công ty TNHH Vạn NiênThiết kế phòng làm việc Công ty TNHH Vạn Niên
Tin tức tư vấn