Gỗ veneer là gì Tổng quan những thông tin liên quan đến gỗ veneer

Gỗ veneer ra đời được đánh giá là một giải pháp tuyệt vời thay thế cho nguồn gỗ tự nhiên chi phí cao đang dần trở nên khan hiếm. Gỗ veneer ngày càng được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất và xây dựng bởi giá cả phải chăng mà vẫn đảm bảo được vẻ đẹp ấn tượng cho nội thất không thua kém gì gỗ tự nhiên. Vậy gỗ veneer là gì? Để giúp bạn hiểu rõ hơn về loại gỗ này ngay bây giờ hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé. Loại gỗ này được sử dụng rất nhiều trong các công trình thiết kế văn phòng đẹp, hiện đại.
 

1. Khái niệm gỗ veneer là gì?

 
Hiểu một cách đơn giản gỗ veneer thực chất là gỗ tự nhiên được lạng mỏng từ cây gỗ tự nhiên rừng trồng mang độ dày – mỏng khác nhau từ 1 rem – 3ly tức mỏng chưa đến 1mm. Một cây gỗ tự nhiên nếu lạng mỏng sẽ được rất nhiều gỗ veneer. Sau khi được lạng xong, tấm ván veneer sẽ được dán vào các loại cốt gỗ công nghiệp khác nhau như MDF, HDF, MFC…để tạo nên các sản phẩm nội thất. Do được lạng từ gỗ tự nhiên nên bề mặt gỗ veneer mang đường vân, màu sắc không khác gì gỗ tự nhiên.
 
 
Gỗ veneer ngày càng được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất
 
Gỗ veneer ngày càng được ưa chuộng và là sự lựa chọn của rất nhiều quốc gia, doanh nghiệp, công ty, gia đình….Các sản phẩm làm từ gỗ veneer vừa giúp tiết kiệm chi phí vừa mang lại vẻ đẹp ấn tượng, sang trọng cho cả không gian.
 

2. Đặc điểm của gỗ veneer là gì?

 
Bề mặt của gỗ veneer được lạng mỏng từ gỗ tự nhiên có nét đẹp độc đáo và chân thực của gỗ tự nhiên. Đường vân gỗ rõ nét, được áp dụng công nghệ dán phủ hiện đại đảm bảo cho sản phẩm không bị bong tróc cùng khả năng chống trầy xước và chịu được lực cao. 
Ngoài ra cốt lõi được làm bằng gỗ công nghiệp chất lượng cao và bề mặt được dán ván veneer nên gỗ veneer có rất nhiều ưu điểm nổi trội như khả năng chống cong vênh, mối mọt tốt, bề mặt gỗ sáng và mịn. Bề mặt veneer còn được ghép vân trang trí chéo, vân ngang, vân dọc, đảo vân, chạy chìm….nhằm mang đến vẻ đẹp độc đáo cho sản phẩm.
 
Không chỉ có bề mặt đẹp, độc đáo cùng độ bền tốt không thua kém gỗ tự nhiên mà ván gỗ veneer sau khi lạng từ gỗ thô sẽ được gia công sản xuất theo từng tiêu chuẩn đối với từng loại gỗ khác nhau. Thị trường gỗ veneer hiện nay phổ biến và được sử dụng nhiều nhất là veneer sồi, tần bì, xoan đào, căm xe….gỗ veneer được dán lên gỗ tự nhiên thì sẽ được gọi là gỗ ghép phủ veneer. Với tấm veneer được dán lên gỗ công nghiệp sẽ gọi là gỗ công nghiệp veneer. 
 
Gỗ veneer được xem là giải pháp hữu hiệu thay thế gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm
 
Mỗi loại gỗ dán veneer sẽ mang rất nhiều những ưu và nhược điểm khác đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng, mục đích, sở thích của khách hàng.
 

3. Ưu và nhược điểm của gỗ veneer

 
Mỗi loại chất liệu sẽ mang trong mình rất nhiều những ưu và nhược điểm khác nhau với gỗ veneer cũng không ngoại lệ. Dưới đây là một vài chia sẻ của chúng tôi về ưu và nhược điểm của gỗ veneer xin mời các bạn tham khảo.
 

3.1 Ưu điểm của gỗ veneer

 
Là một trong những loại chất liệu mới ra đời nhằm thay thế cho gỗ tự nhiên đắt đỏ đang dần trở nên khan hiếm. Gỗ veneer mang trong mình rất nhiều những ưu điểm nổi bật như:
 
+ Gỗ veneer có khả năng khắc phục được những nhược điểm của gỗ tự nhiên như chống cong vênh, mối mọt tốt, nứt vỡ khi thời tiết thay đổi.
+ Gỗ veneer bạn có ghép vân tinh tế lên bề mặt gỗ mà không sợ bị phai màu hay mất màu.
+ Gỗ có thể ghép vân chéo, vân chìm, vân ngang – dọc, đảo vân….trên bề mặt gỗ mà không làm ảnh hưởng đến tổng thể chung của nội thất.
+ Màu sắc gỗ đa dạng, kiểu dáng phong phú gần gũi và thân thiện với môi trường
+ Tính ổn định cao
 
Gỗ veneer mang rất nhiều những ưu điểm nổi bật
 
+ Gỗ veneer có giá thành phải chăng phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều gia đình.
+ Sử dụng gỗ veneer sẽ hạn chế được tình trạng khai thác gỗ tự nhiên, rừng trồng.
+ Bề mặt gỗ veneer giữ nguyên vẹn nét đẹp của loại gỗ làm ra….
 

3.2 Nhược điểm của gỗ veneer

 
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì gỗ veneer vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế như:
 
+ Do chỉ có bề mặt được làm bằng gỗ tự nhiên còn cốt gỗ công nghiệp nên khả năng chịu nước của veneer rất kém.
+ Gỗ dễ bị nứt vỡ, hư hỏng nếu phải di chuyển nhiều…..
 

4. Phân loại gỗ veneer

 
Gỗ veneer có rất nhiều loại gỗ khác nhau để khách hàng lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như mục đích của mình. Hiện nay các loại veneer gỗ sồi, gỗ xoan đào, óc chó…là những loại gỗ thông dụng và được sử dụng nhiều nhất. Mỗi loại gỗ sẽ mang những đặc tính riêng biệt sau:
 

4.1 Gỗ veneer xoan đào

 
Đặc tính: Cây xoan đào có tên khoa học là Prunus arborea được phân bố ở nhiều nơi trên thế giới đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á gồm các nước như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Singapore….có mật độ xoan đào rất lớn.
 
 
Mẫu gỗ veneer xoan đào
 
Gỗ veneer xoan đào được từ cây xoan đào tự nhiên với tiêu chuẩn phổ biến là 3ly được nhiều khách hàng ưa chuộng sản xuất các sản phẩm nội thất như bàn ghế, sàn nhà, tủ bếp, kệ…..
 
Ưu điểm của veneer xoan đào: Bề mặt gỗ được làm từ xoan đào tự nhiên nên có độ bền tốt, màu sắc đẹp và sang trọng vô cùng. Công nghệ sản xuất hiện đại và đạt tiêu chuẩn hạn chế được các tình trạng như: cong vênh, mối mọt, chi phí phải chăng và có độ bền tốt….
 
Nhược điểm của gỗ veneer xoan đào: Với gỗ veneer xoan đào chỉ có những loại nhập khẩu cao cấp mới mang màu sắc đẹp, độc đáo. Còn với các mẫu xoan đào thông thường thi màu sắc không quá nổi bật. Giá thành gỗ veneer xoan đào nhập khẩu thì giá thành sẽ đắt hơn so với gỗ veneer thông thường.
 

4.2 Gỗ veneer óc chó

 
Đặc tính: Gỗ veneer óc chó có bề mặt được lạng từ gỗ óc chó tự nhiên với độ dày khoảng 3ly được dán lên cốt gỗ công nghiệp như MFC, HDF, MDF…nhằm đảm bảo độ bền cũng như vẻ đẹp thẩm mỹ cho sản phẩm.
 
Gỗ veneer óc chó
 
Gỗ óc chó có nguồn gốc từ Địa Trung Hải nhưng lại phù hợp với khí hậu ở Mỹ nhất là khu vực California Walnuts và được trồng khá nhiều tại châu Mỹ như Argentina, Canada….Ở Việt Nam cây óc chó được trồng phổ biến tại các vùng giáp gianh biên giới như: Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang….
 
Ưu điểm của gỗ veneer óc chó: Đồ nội thất, sản phẩm được làm bằng gỗ veneer óc chó mang đường vân và màu sắc đẹp như gỗ óc chó tự nhiên. Veneer óc chó dễ tạo hình, gia công và người dùng có thể dễ dàng lựa chọn màu sắc cũng như loại vân phù hợp với sở thích.
 
Sản phẩm gỗ veneer óc chó ít bị cong vênh, mối mọt nhờ công nghệ sản xuất khép kín nghiêm ngặt và hiện đại.
 
Giá thành rẻ chỉ bằng ¼ so với gỗ óc chó tự nhiên.
 
Nhược điểm của gỗ veneer óc chó: Với nội thất được làm bằng gỗ veneer óc chó nếu không cẩn thận sẽ bị trầy xước, rạn nứt làm mất vẻ đẹp thẩm mỹ
 

4.3 Gỗ veneer sồi

 
Đặc tính: Sồi gồm có hai loại là gỗ sồi đỏ (red oak) và gỗ sồi trắng (white oak) chủ yếu được nhập khẩu từ Mỹ và các nước Châu Âu. Loại gỗ này được dùng nhiều trong sản xuất các sản phẩm nội thất bởi ưu điểm là chất lượng gỗ tốt và thân gỗ lớn.
 
Gỗ veneer sồi
 
Ưu điểm của gỗ veneer sồi: Các sản phẩm được làm bằng gỗ veneer sồi có giá thành phải chăng phù hợp với nhiều gia đình. Công nghệ sản xuất, xử lý cao, nghiêm ngặt từ khâu lạng gỗ đến chế biến với quy trình khép kín đạt chuẩn. Bởi vậy gỗ có khả năng chống co ngót, cong vênh và có độ bền tốt.
Nhược điểm của gỗ veneer sồi: Với phần lõi được làm bằng gỗ công nghiệp (MFC, MDF, HDF)  nên các sản phẩm gỗ veneer dễ bị rạn nứt, thấm nước. Vậy nên chúng thường được dùng để sản xuất các loại nội thất cố định, ít di chuyển sẽ phù hợp hơn. Đặc biệt là gỗ sồi còn có một nhược điểm nữa là rất dễ bị biến dạng khi sấy và phơi.
 

5. Quy trình sản xuất gỗ veneer

 
Thực tế hiện nay nhu cầu sử dụng các sản phẩm gỗ veneer là rất cao nên có nhiều cơ sở sản xuất loại gỗ này ra đời. Tùy theo mỗi nơi sẽ có quy trình khác nhau nhưng đều mang những điểm chung sau:
 
Bước 1: Xử lý gỗ tự nhiên
 
Gỗ tự nhiên sau khi được khai thác sẽ chặt bỏ đi cành, vỏ…rồi được đưa vào luộc, ngâm, tẩm để loại bỏ nhựa nhằm tăng độ bền cũng như giúp quá trình gia công và sử dụng dễ dàng hơn.
 
 
Gỗ veneer được sản xuất trên quy trình hiện đại và nghiêm ngặt
 
Bước 2: Dùng các loại máy có lưỡi tiêu chuẩn dày 3ly để lạng mỏng gỗ. Loại máy này có thể đảm bảo sau khi lạng ra gỗ veneer sẽ vẫn giữ được vân, màu sắc và độ bền. Đồng thời còn giúp cho quá trình thi công dễ dàng hơn và không bị rách.
Bước 3: Sau khi gỗ được lạng thành những tấm như ý sẽ được xếp chồng lên nhau rồi cho vào máy sấy công nghiệp để sấy. 
Bước 4: Sau khi sấy xong ván gỗ sẽ dùng máy lăn kéo và dán vào các cốt gỗ công nghiệp.
Bước 5: Sau khi dán hoàn tất gỗ sẽ được đưa vào máy ép nhiệt. Ép khoảng 5 phút ở nhiệt độ 60 độ C.
Bước 6: Tiếp đến gỗ sẽ được đưa vào máy chà nhám để làm bóng và làm nhẵn các bề mặt lẫn góc cạnh.
Bước 7: Kiểm tra chất lượng gỗ mang lưu kho hoặc phân phối ra thị trường.
 

6. Báo giá gỗ veneer

 
Trên thị trường giá gỗ veneer rất đa dạng tùy thuộc vào loại gỗ làm ra chúng, độ dày, kích thước sẽ có giá bán khác nhau. Dưới đây là bảng giá gỗ veneer mà chúng tôi đã tham khảo và sưu tầm được. Xin mời các bạn tham khảo
 
 
Bảng báo giá gỗ veneer
 
Bảng giá này chỉ phù hợp và đúng trong thời gian nhất định chúng có thể thay đổi vào từng thời điểm cũng như phụ thuộc vào từng đơn vị sản xuất.
 

7. Ứng dụng của gỗ veneer là gì?

 
Gỗ veneer hiện nay được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nội thất nhà ở, cửa hàng, văn phòng….thay thế cho gỗ tự nhiên đang dần trở nên cạn kiệt. 
 
Tủ bếp gỗ veneer đẹp
Tủ bếp gỗ veneer sồi cao cấp
Bàn làm việc giám đốc gỗ veneer 1
Bàn làm việc giám đốc gỗ veneer 2
Cửa gỗ veneer
 
Cửa gỗ veneer đẹp
 
Tủ quần áo gỗ veneer
Tủ quần áo gỗ veneer độc đáo
Bàn ghế ăn gỗ veneer
Bàn ghế ăn gỗ veneer đơn giản mà tinh tế
 
Bàn trà đẹp làm bằng gỗ veneer
 
Qua bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến cho bạn một số thông tin về gỗ veneer là gì? Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về dòng sản phẩm gỗ này hãy nhanh liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé.
Bài viết liên quan
Hỗ trợ trực tuyến
  • 0988 888 925
 

 

Hạng mục thi công
Dự án nổi bật
  • Thiết Kế Phòng Tổng Giám Đốc Ceo Group Cao Cấp Tại Sonasea Vân Đồn Harbor CityThiết Kế Phòng Tổng Giám Đốc Ceo Group Cao Cấp Tại Sonasea Vân Đồn Harbor City
  • Thiết kế phòng làm việc Tổng giám đốc sang trọng đẳng cấpThiết kế phòng làm việc Tổng giám đốc sang trọng đẳng cấp
  • Thiết kế nội thất phòng họp Công ty Đông BắcThiết kế nội thất phòng họp Công ty Đông Bắc
  • Thiết kế nội thất phòng họp tầng 1 CEO Hà NamThiết kế nội thất phòng họp tầng 1 CEO Hà Nam
  • Thiết kế phòng họp Công ty TNHH TM Cơ Điện Việt NhậtThiết kế phòng họp Công ty TNHH TM Cơ Điện Việt Nhật
  • Thiết kế phòng họp Công ty TNHH Vạn NiênThiết kế phòng họp Công ty TNHH Vạn Niên
  • Thiết kế phòng họp Paraline Việt NamThiết kế phòng họp Paraline Việt Nam
  • Thiết kế nội thất phòng làm việc Công ty ECOBAThiết kế nội thất phòng làm việc Công ty ECOBA
  • Thiết kế phòng làm việc công ty TNHH TM Cơ Điện Việt NhậtThiết kế phòng làm việc công ty TNHH TM Cơ Điện Việt Nhật
  • Thiết kế phòng làm việc Công ty TNHH Vạn NiênThiết kế phòng làm việc Công ty TNHH Vạn Niên
Tin tức tư vấn