Sàn gỗ Engineer là gì - Tất tần tật thông tin về sàn gỗ Engineer

Hiện nay sàn gỗ được sử dụng trong các công trình kiến trúc phải đáp ứng được các tiêu chí như bền – đẹp – hiện đại – tiện nghi và phải thể hiện được phong cách mà chủ đầu tư hướng đến. Để đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao và khắt khe của khách hàng, công nghệ Engineer đã ra đời nhằm mang đến cho khách hàng dòng sàn gỗ tốt nhất và chất lượng nhất. Qua nhiều năm ứng dụng vào thực tế sản xuất, sàn gỗ Engineer đã nhanh chóng chinh phục được cả những khách hàng khó tính nhất. Vậy sàn gỗ Engineer là gì? Ưu và nhược điểm của nó ra sao? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.
 
Sàn Gỗ Engineer Là Gì
 
Sàn gỗ Enginneer ngày càng được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi
 

1. Khái niệm sàn gỗ Engineer là gì?

 
Sàn gỗ Engineer ( ván sàn gỗ kỹ thuật) là loại sàn gỗ được ép từ các lớp gỗ tự nhiên lại với nhau. Lớp bề mặt là gỗ tự nhiên mang giá trị sử dụng cao như giáng hương, sồi, căm xe, chiu liu…và các lớp gỗ ở phía dưới thường được làm bằng gỗ thông hoặc bạch đàn. Sau khi trải qua công đoạn ép, gia công định hình sàn gỗ Engineer được sơn trên hệ thống dây chuyền sơn 7 lớp nhằm giúp cho bề mặt được sáng bóng, bền đẹp cùng khả năng chống trầy xước cao. 
 
Do đó, sàn gỗ kỹ thuật Engineer mang lại sự mạnh mẽ, cứng và những chải không thua kém gì gỗ tự nhiên. Không chỉ vậy sàn gỗ Engineer còn khắc phục được những nhược điểm như cong vênh, co ngót, mối mọt….của sàn gỗ tự nhiên. Đặc biệt sàn gỗ Engineer mang bề mặt giống như sàn gỗ tự nhiên nhưng lại sở hữu kết cấu ổn định hơn rất phù hợp với mọi không gian nội thất đồng thời mang đến vẻ đẹp sang trọng cùng độ bền cao hơn. 
 
Sàn gỗ Engineer ( ván sàn gỗ kỹ thuật)
 
Sàn gỗ Engineer ( ván sàn gỗ kỹ thuật) là loại sàn gỗ được ép từ các lớp gỗ tự nhiên lại với nhau.
 
 
 

2. Cấu tạo của sàn gỗ Engineer là gì?

 
Sàn gỗ kỹ thuật Engineer chính là sự cải tiến lớn trong công nghiệp sản xuất sàn gỗ nhằm khắc phục những nhược điểm như cong vênh, mối  mọt, co ngót của sàn gỗ tự nhiên bằng cách lạng mỏng những tấm gỗ tự nhiên sau đó dán chúng lại với nhau bằng keo và ép nhiệt. Độ dày của sàn gỗ Engineer thông thường sẽ rơi vào khoảng 15cm bao gồm cả lớp bề mặt và lớp đáy.
 
Trải qua các công đoạn ép keo, ép nhiệt định hình thì sàn gỗ Engineer được đưa vào quá trình sơn phủ bằng hệ thống dây chuyền 7 lớp nhằm tạo nên sự bóng loáng, bền đẹp cùng khả năng chống trầy xước cao cho bề mặt.
 
Sàn gỗ Engineer gồm có cấu tạo gồm các lớp cơ bản sau:
 
+ Lớp đáy: Là một lớp gỗ thịt không ghép nối có sớ chạy dọc theo chiều dài của sản phẩm. Lớp này có công dụng giữ cho lớp lõi không bị co giãn, co ngót hoặc cong vênh.
 
Cấu tạo của sàn gỗ Engineer gồm các lớp liên kết chặt chẽ với nhau
 
Cấu tạo của sàn gỗ Engineer gồm các lớp liên kết chặt chẽ với nhau
 
+ Lớp lõi: Lớp này được làm từ nhiều lớp thịt ngược sớ được ép lại với nhau bằng keo có kết dính rất cao nhằm tăng khả năng chịu nước kể cả nước sôi cho sản phẩm nhưng vô cùng an toàn với sức khỏe và không chứa độc tố Formaldehyde.
 
+ Lớp bề mặt: Là lớp gỗ nguyên thanh được làm từ gỗ sồi, óc chó, căm xe…có màu sắc và vân gỗ đẹp. Lớp bề mặt còn được phủ lên 8 lớp UV hiện đại giúp cho sản phẩm đạt tính thẩm mỹ cao và an toàn với sức khỏe.
 

3. Phân loại sàn gỗ Engineer phổ biến hiện nay


Sàn gỗ Engineer là gì? Trên thị trường sàn gỗ hiện nay thì Engineer là một trong những loại sàn được đánh giá rất cao về chất lượng và thẩm mỹ mang đến cho khách hàng sự hài lòng nhất. Dựa vào các lớp gỗ và nguyên liệu gỗ tạo nên người ta chia sàn gỗ Engineer thành các loại phổ biến sau:
 

Phân loại sàn gỗ Engineer dựa vào lớp gỗ

 
Dựa vào lớp gỗ người ta chia thành 2 loại sàn gỗ Engineered phổ biến đó là: Sàn gỗ Engineer Multilayer ( nhiều lớp) và Engineered 3 lay-er (3 lớp). Cụ thể:
 
- Engineered Multilayer
 
Đây là loại sàn gỗ được làm từ các loại gỗ tốt ( wearlayer) để dán lên tấm Plywood ( gỗ ván ép nhiều lớp) nhằm tăng tính tính ổn định cho sản phẩm. Tuy nhiên sau một thời gian dài sử dụng thì Engineered Multilayer sẽ bộc lộ những khuyết điểm như khả năng bong tách các lớp cao do cấu trúc quá nhiều lớp.
 
Tình trạng cong vênh giảm nhưng độ giãn nở vẫn còn cao. 
 
Mẫu sàn gỗ Engineer nhiều lớp
 
Mẫu sàn gỗ Engineer nhiều lớp
 
Bên cạnh đó do cấu trúc nhiều lớp gỗ dán keo và ép lên nhau nên Engineered Multilayer có chỉ số an toàn với người sử dụng thấp do hàm lượng keo chứa Formaldehyde tồn dư khá là lớn. Đặc biệt nếu được sản xuất bằng công nghệ cũ, lạc hậu thì loại sàn này còn có chất lượng thấp hơn cả dòng Solid.
 
- Sàn gỗ Engineered 3-layer
 
Đây là loại sàn gỗ có cấu trúc tốt nhất hiện nay tạo ra loại sàn gỗ tự nhiên có tính ổn định cao và khắc chế được đặc điểm co nở vật lý của gỗ tự nhiên. Điểm độc đáo nhất là lớp lõi ( second layer) gồm có nhiều thanh gỗ nhỏ được xếp cách nhau một khoảng từ 3 -5mm cho phép tấm gỗ có sự đàn hồi và cân bằng ở ngay trong lớp lõi không làm tác động đến cấu trúc tổng thể của sàn gỗ. Chính vì thế, Engineered 3-layer có độ giãn nở ở dưới 8%. Đây là mức thấp so với sàn gỗ tự nhiên là 19% và sàn gỗ công nghiệp là 15%.  Nhờ cấu trúc 3 lớp giúp cho ván bền có độ bền cao và không bị rạn nứt, co giãn khi chịu ảnh hưởng của thời tiết.
 
Cấu tạo của sàn gỗ Engineer 3-layer
 
Cấu tạo của sàn gỗ Engineer 3-layer
 

Phân loại sàn gỗ Engineered dựa vào chất liệu gỗ

 
Dựa vào chất liệu gỗ thì người ta phân chia Engineered thành các loại phổ biến sau:
 
- Sàn gỗ Sồi Engineer ( sàn gỗ Engineered Oak)
 
Sàn gỗ Engineered là loại sàn gỗ Engineer phổ biến nhất và cũng dễ dàng sản xuất nhất. Gỗ sồi là loại gỗ tự nhiên được nhập khẩu từ Mỹ và một số nước Châu Âu. Sàn gỗ sồi có vân đẹp, cứng cùng nguồn cung cấp đa dạng, có sẵn nên chủ động được về lượng, giá cả cũng như chất lượng sản phẩm. 
 
Sàn gỗ Engineer sồi đa dạng về quy cách từ độ dày mặt gỗ tự nhiên là 2mm, 3mm hoặc 5mm. Ngày nay, sàn gỗ sồi thường được sản xuất với quy cách dày x rộng x dài là 15/3 x 120 x 900 mm là phổ biến nhất. Bên cạnh đó còn có các quy cách khác như 15/3 x 150 x 900 hoặc 15/3 x 90 x 900mm cũng rất được ưa chuộng.
 
Với sự đa dạng về quy cách, sàn gỗ sồi kỹ thuật rất được ưa chuộng vì khả năng dễ lên màu theo thiết kế cùng khả năng bám màu và chống trầy xước tốt. Giá bán sàn gỗ sồi Engineer dao động từ 650.00 – 800.00vnđ/m2 rất phù hợp với nhu cầu lắp đặt của hộ gia đình, chung cư, resort lớn.
 
Mẫu sàn gỗ sồi Engineer
 
Mẫu sàn gỗ sồi Engineer
 
- Sàn gỗ Engineer óc chó
 
Đây là loại sàn gỗ Engineer rất được ưa chuộng hiện nay. Sàn gỗ óc chó Engineer có chất lượng cao và tính thẩm mỹ độc đáo nhằm tạo nên nét đẹp sang trọng, ấn tượng cho không gian nội thất. Tuy nhiên sàn gỗ Engineer óc chó có giá bán cao nên số lượng có thể sử dụng là không nhiều. Sàn gỗ óc chó Engineer có giá bán giao động từ 850.000 – 1.050.000 vnđ/m2 phụ thuộc vào quy cách.
 
Sàn gỗ Engineer óc chó
 
Sàn gỗ Engineer óc chó
 
- Sàn gỗ Engineer căm xe
 
Sàn gỗ kỹ thuật căm xe là sự lựa chọn phù hợp cho những người yêu thích tông màu đỏ ấm cúng mang phong cách cổ điển và muốn có một loại sàn gỗ có tính ổn định cao, giá cả hợp lý. Sàn gỗ Engineer Căm Xe có cấu tạo lớp đáy Plywood dày 12mm được nhập khẩu trực tiếp từ Nga hoặc sản xuất trong nước.
 
Cấu tạo từ 10 lớp ván ép gỗ tự nhiên mỏng với công nghệ tiên tiến Châu Âu. Plywood được ép đúng chuẩn và tẩm sấy đầy đủ nên hạn chế được sự giãn nở, cong vênh do thời tiết và mối mọt, nấm mốc gây hại. Bề mặt của sàn gỗ căm xe Engineer có độ dày 3mm đảm bảo được khả năng chịu lực tốt mang vẻ đẹp tự nhiên của gỗ thất và có khả năng tái sử dụng bằng cách chà nhám hoặc sơn lại. 
 
Mẫu sàn gỗ Engineer Căm Xe
 
Mẫu sàn gỗ Engineer Căm Xe
 

4. Ưu và nhược điểm của sàn gỗ Engineer là gì?

 
Cũng giống như rất nhiều loại sàn gỗ khác, sàn gỗ kỹ thuật mang rất nhiều những ưu và nhược điểm nổi bật sau:
 

Ưu điểm của sàn gỗ Engineer là gì

 

+ Bề mặt vân gỗ tự nhiên độc đáo, sang trọng. Sau khi lắp đặt thì sàn gỗ Engineer có bề mặt giống 100% so với sàn gỗ tự nhiên nguyên thanh rất khó để phân biệt được. Đặc biệt sàn gỗ Engineer vẫn mang đến những lợi ích mà sàn gỗ tự nguyên nguyên thanh mang lại.
 
+ Độ bền cao, thời gian sử dụng của sàn gỗ Engineer có thể lên đến 20 – 30 năm.
 
+ Sàn gỗ Engineer có khả năng làm mới lại bằng cách chà nhám hoặc sơn mới
 
+ Đa dạng và phong phú về mẫu mã, chủng loại
 
+ Thi công nhanh chóng và lắp đặt dễ dàng
 
+ Giá thành phải chăng phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều gia đình
 
+ An toàn với sức khỏe và thân thiện với môi trường
 
Sàn gỗ có độ ổn định cao phù hợp với nhiều không gian nội thất
 
Sàn gỗ có độ ổn định cao phù hợp với nhiều không gian nội thất
 
+ Độ ổn định cao phù hợp với nhiều không gian nội thất
 
+ Quy cách kích thước tấm ván sàn gỗ Engineer rất đa dạng
 
+ Hàm lượng độc tố Formaldehyde ít, không chứa hóa chất kim loại nặng, PVC, PCB, Clorua hoặc những chất sở hữu gốc Dioxin. 
 
+ Không bị phai màu, bạc màu dưới tác động ánh sáng trực tiếp của mặt trời
 
+ Khả năng chống trầy xước cao và độ mài mòn đạt chuẩn AC5
 
+ Không bị cong vênh, co ngót hoặc mối mọt…..
 

Nhược điểm của sàn gỗ Engineer là gì?

 

Tuy mang rất nhiều những ưu điểm nổi bật nhưng sàn gỗ Engineer vẫn còn tồn tại một số nhược điểm sau:
 
+ Sàn gỗ Engineer có phạm vi lắp đặt giới hạn và không thể sử dụng để lát sân vườn, bể bơi hoặc hành lang, ban công.
 
Nhược điểm của sàn gỗ Engineer là gì?
 
Khả năng chống trầy xước của gỗ Engineer kém hơn so với sàn gỗ công nghiệp
 
+ Có độ chịu lực kém hơn so với sàn gỗ tự nhiên nguyên thanh
 
+ Khả năng chống trầy xước kém hơn so với sàn gỗ công nghiệp
 
+ Tuy có thể tái sử dụng 2 -3 lần nhưng vẫn còn hạn chế so với sàn gỗ tự nhiên
 
 
 

5. Bảng báo giá sàn gỗ Engineer hiện nay

 
Sau đây là bảng báo giá sàn gỗ Engineer phổ biến hiện nay mà chúng tôi đã sưu tầm được. Tuy nhiên bảng giá này có thể thay đổi cùng mức độ chênh lệch dựa vào các yếu tố như chất liệu gỗ, độ dày, quy cách, thời gian, nhà cung cấp….
 
Bảng báo giá một số loại sàn gỗ Engineer
 
Bảng báo giá một số loại sàn gỗ Engineer 
 
Ngoài ra sàn gỗ Engineer có tính ứng dụng khá đa dạng. Bạn có thể dùng để lót sàn, ốp tường, ốp trần cho các công trình kiến trức khác nhau như nhà ở dân dụng, căn hộ cao cấp, dinh thự, biệt thự hoặc những nơi có tần suất đi lại nhiều như nhà hàng, trung tâm thương mại, sảnh chờ khách sạn, bệnh viện….nhằm tôn lên vẻ đẹp sang trọng và đẳng cấp cho không gian. 
 
Như vậy, qua bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến cho bạn một số thông tin bổ ích về sàn gỗ Engineer là gì. Nếu bạn muốn biết rõ hơn về dòng sàn gỗ này thì đừng ngần ngại hãy nhanh liên hệ với chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn chi tiết.
 
Bài viết liên quan
Hỗ trợ trực tuyến
  • 0988 888 925
 

 

Hạng mục thi công
Dự án nổi bật
  • Thiết Kế Phòng Tổng Giám Đốc Ceo Group Cao Cấp Tại Sonasea Vân Đồn Harbor CityThiết Kế Phòng Tổng Giám Đốc Ceo Group Cao Cấp Tại Sonasea Vân Đồn Harbor City
  • Thiết kế phòng làm việc Tổng giám đốc sang trọng đẳng cấpThiết kế phòng làm việc Tổng giám đốc sang trọng đẳng cấp
  • Thiết kế nội thất phòng họp Công ty Đông BắcThiết kế nội thất phòng họp Công ty Đông Bắc
  • Thiết kế nội thất phòng họp tầng 1 CEO Hà NamThiết kế nội thất phòng họp tầng 1 CEO Hà Nam
  • Thiết kế phòng họp Công ty TNHH TM Cơ Điện Việt NhậtThiết kế phòng họp Công ty TNHH TM Cơ Điện Việt Nhật
  • Thiết kế phòng họp Công ty TNHH Vạn NiênThiết kế phòng họp Công ty TNHH Vạn Niên
  • Thiết kế phòng họp Paraline Việt NamThiết kế phòng họp Paraline Việt Nam
  • Thiết kế nội thất phòng làm việc Công ty ECOBAThiết kế nội thất phòng làm việc Công ty ECOBA
  • Thiết kế phòng làm việc công ty TNHH TM Cơ Điện Việt NhậtThiết kế phòng làm việc công ty TNHH TM Cơ Điện Việt Nhật
  • Thiết kế phòng làm việc Công ty TNHH Vạn NiênThiết kế phòng làm việc Công ty TNHH Vạn Niên
Tin tức tư vấn