Top 10 cây thủy sinh dễ trồng dễ chăm sóc được ưa chuộng nhất 2018

Xu hướng dùng cây thủy sinh để bàn trang trí cho không gian sống – làm việc được rất nhiều người ưa chuộng trong thời gian gần đây. Những loại cây thủy sinh không chỉ có công dụng làm đẹp mà còn giúp thanh lọc không khí cho không gian sống, làm việc thêm trong lành và tươi mát hơn. Nếu bạn có hứng thú và quan tâm đến loại cây cảnh này thì ngay bây giờ hãy cùng theo chân Nội Thất Miền Bắc khám phá top các loại cây thủy sinh dễ trồng, dễ chăm sóc qua bài viết dưới đây nhé. Bạn có thể thiết kế văn phòng mở để tận dụng ánh sáng giúp cây phát triển.
 

1. Khái niệm cây thủy sinh là gì?

 

Cây thủy sinh (thực vật thủy sinh) là thực vật thích ứng với việc sống trong môi trường nước mặn – nước ngọt. Chúng có thể sống hoàn toàn trong nước, một phần trong nước hay trong môi trường ẩm ướt như bùn. Các nhân tố chính kiểm soát sự phân tán của thực vật thủy sinh chính là chu kỳ lũ và độ sâu. Ngoài các nhân tố khác như chất dinh dưỡng, độ mặn, dao động sóng nước….cũng có ảnh hướng rất nhiều đến sự phân tán và phát triển của các loại cây thủy sinh.
 
Top 10 cây thủy sinh dễ trồng dễ chăm sóc được ưa chuộng nhất 2018
Cây thủy sinh hiện nay được rất nhiều người lựa chọn trang trí cho không gian sống
 
Đa phần cây thủy sinh được trồng trong ao hồ, bể cá…để làm cảnh tạo nét đẹp thẩm mỹ cho không gian cũng như tạo lớp thảm thực vật cho động vật thủy sinh phát triển tốt hơn. Ngoài ra bèo và rêu được thả trong hồ cũng có thể ghép chúng vào dòng cây thủy sinh.
 

2. Cách trồng cây thủy sinh dễ dàng nhất

 

Cây thủy sinh rất đa dạng và mỗi loại sẽ có những đặc tính sinh trưởng và sinh sản khác nhau. Tùy thuộc vào từng loại bạn có thể chọn nhân giống cho phù hợp như giâm cành, trồng bằng hạt, bằng chồi hoặc tách cây…Với mỗi phương pháp trồng lại có những cách chăm sóc phù hợp để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển tốt của cây.
 
Cây thủy sinh không cần đất (cây nổi): Cách nhân giống hữu hiệu nhất là bạn hãy tách các nhánh nhỏ hoặc cắt phần phân của cây rồi thả trôi trên mặt nước.
 
Cây thủy sinh cứng như họ dương xỉ hay các dòng cây có rễ như súng, sen: Với các loại cây này bạn có thể trồng bằng cách đặt rễ, đất dinh dưỡng lên trên rồi phủ kín rễ lại. Tiếp đến bạn hãy dùng các viên sỏi nhỏ xếp xung gốc cây để giữ chặt rễ không bị bật lên. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể buộc gốc cây vào đá rồi lấy cát, sỏi phủ lên hệ rễ của cây.
 
Cây thủy sinh đã bén rễ: Bạn hãy chọn 2 -3 đoạn thân của cây rồi cắm vào nền bể kính. Khi trồng bạn phải sắp xếp thật khoa học để đảm bảo tính thẩm mỹ chung.
 
Cây thủy sinh mọc trên đá: Có thể gắn chúng trên hòn non bộ hoặc trên những mảnh gỗ. Sau khi cây phát triển tốt bạn sẽ có được một “sản phẩm” thật ưng ý.
 
Khi trồng cây thủy sinh bạn nhớ tạo ra khoảng trống cho cây phát triển để tránh tình trạng lá cây bị vùi dẫn đến hoại mục làm ô nhiễm môi trường nước.
 

3. Công dụng của cây thủy sinh

 

Không chỉ có tác dụng làm đẹp mà cây thủy sinh còn có rất nhiều những lợi ích khác nhau. Phụ thuộc vào nơi trồng và mục đích sử dụng cây thủy sinh sẽ có những công dụng vượt trội riêng.
 

3.1 Với loại cây thủy sinh trồng trong bể cá

 

  • Cây thủy sinh cung cấp oxy cho bể nuôi cá

  • Cây thủy sinh có công dụng cung cấp khí oxy cho bể cá

  • Cây thủy sinh được trồng trong bể cá có công dụng như một viên sục khí hoặc máy thổi khí cung cấp lượng oxy vừa hấp thu lượng Carbon dioxide mà cá thải ra duy trì sự sống và phát triển tốt của cá.

  • Thực vật thủy sinh có công dụng như một hệ thống lọc nước

  • Điểm ấn tượng nhất của cây thủy sinh có khả năng hấp thụ và loại bỏ các loại chất thải do sinh vật, thức ăn thừa, vật liệu phân hủy, kim loại nặng tạo ra. Cách lọc cây thủy sinh sẽ hoàn toàn khác với các bộ lộc cơ học khác. Với bộ lọc cơ học nếu dùng lâu sẽ làm mất hiệu quả thì thực vật thủy sinh trồng càng lâu càng phát triển tốt và lọc liên tục đảm bảo chất lượng nước bể nuôi cá tốt hơn.

  • Đồng thời, các loại cây thủy sinh còn giúp bổ sung một khoảng trống bề mặt tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi phát triển và cung cấp thêm lọc sinh học cho bể cá.

  • Loại bỏ đi rêu tảo khi sử dụng lâu dài

  • Khi sử dụng bể cá trong một thời gian dài thì rêu tảo sẽ xuất hiện và phát triển. Rêu tảo sinh sản và phát triển là do các chất dinh dưỡng dư thừa kết hợp nguồn ánh sáng có trong bể cá. Do vậy khi trồng thực vật thủy sinh cây sẽ hấp thụ dinh dưỡng dư thừa và đẩy lùi sự phát triển của rêu tảo. Từ đó người nuôi sẽ đỡ tốn thời gian, công sức để vệ sinh bể cá định kỳ.
  •  
  • Tạo nơi trú ngụ cho cá

  • Thực tế khi nuôi cá trong một không gian nhất định chúng có thể cắn vây của nhau để tranh giành lãnh thổ. Khi nuôi cây thủy sinh trong bể sẽ tạo ra nơi trú ngụ và ẩn nấp cho cá. Bên cạnh đó một số loại cá còn có thể đẻ trứng hoặc sinh sản trên cây làm tăng số lượng cá trong bể.
 

3.2 Công dụng của cây thủy sinh để bàn

 

  • Cây thủy sinh để bàn được dùng trang trí không gian nhà ở, văn phòng, góc làm việc….tạo vẻ đẹp thẩm mỹ và mang đến sự tươi mát, dễ chịu, tăng cảm hứng làm việc, giảm bớt căng thẳng, stress.

  • Cây thủy sinh để bàn dùng để trang trí cho không gian thêm đẹp

  • Một số loại cây thủy sinh còn có công dụng thanh lọc không khí, chất độc và bức xạ rất tốt tạo môi trường sống – làm việc trong lành, tươi mát.
  • Tiết kiệm không gian một cách tối đa cực phù hợp với văn phòng, nhà ở có diện tích hạn chế.

  • Theo phong thủy một số loại cây thủy sinh còn mang đến may mắn, tài lộc góp phần giúp công việc và cuộc sống của chủ sở hữu thêm hạnh phúc, thành công hơn.

 

4. Một số loại cây thủy sinh đẹp dễ trồng dễ chăm sóc phổ biến nhất hiện nay

 

Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đến bạn một số loại cây thủy sinh đẹp – dễ trồng – dễ chăm sóc phổ biến nhất hiện nay. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, môi trường sống, tuổi mệnh…để bạn lựa chọn loại cây phù hợp nhất.
 

4.1 Một số loại cây thủy sinh cho bể cá cảnh

 

Cây ngô công thảo

 

Ngô công thảo hay còn gọi cây rong cúc là loại cây thủy sinh dưới nước được rất nhiều gia đình lựa chọn trồng trong bể cá. Loại cây này rất dễ trồng dễ chăm sóc lại không đòi hỏi dinh dưỡng cao và cũng không cần dòng nước có trong bể cá mà vẫn phát triển tốt.
 
Cây thủy sinh dễ trồng Ngô Công Thảo
Cây ngô công thảo đẹp và rất dễ chồng
 
Tuy nhiên loại cây này phát triển rất nhanh nên bạn cần phải cắt tỉa thường xuyên. Cây được dùng làm hậu cảnh hay trung cảnh đều rất phù hợp. Cây ngô công thảo thường được dùng làm hậu cảnh hoặc trung cảnh trong bể cá.
 

Cây thanh hồng điệp

 

Thanh hồng điệp phổ biến và thông dụng, loại cây này rất dễ trồng không đòi hỏi chất dinh dưỡng cao lại không yêu cầu chăm sóc nhiều. Khi trồng trong nước bạn có thể cắm xuống đất để tạo độ chắc cho cây. 
 
Song thanh hồng điệp có bộ rễ phát triển khá nhanh lại ăn sâu vào nền nên khi bạn muốn setup lại bể phải chú ý tránh làm động nền. Bên cạnh đó muốn cây đẹp hơn hãy tăng cường độ ánh sáng để cho ngọn của cây có màu đỏ hồng.
 
Vị trí: Thanh hồng điệp được dùng để làm tiền cảnh và trung cảnh của bể cá.
 

Cây trân châu lá tròn

 

Trân châu lá tròn khá nhỏ nên bạn phải trồng nhiều thì mới có được khung cảnh đẹp như mong muốn. Loại cây này cũng dễ trồng, dễ chăm sóc trong môi trường nước không có nhiều dinh dưỡng nhưng cây vẫn phát triển tốt.
 
Trồng trân châu trong chậu thủy sinh rất có lợi bởi loại cây này có khả năng tạo bọt khí oxy vừa hấp thụ Carbonic tạo môi trường sống trong sạch cho cá. Với trân châu nhỏ được dùng làm tiền cảnh hoặc buộc vào lũa.
 

Cây rêu Java Moss ( rêu cá đẻ)

 

Rêu Java Moss cũng là loại cây thủy sinh rễ trồng, phát triển nhanh và cực phù hợp dùng để trang trí cho bể cá thêm đẹp mắt. Muốn cây lên đẹp thì bạn nên trồng ở những nơi có ánh sáng yếu. Nơi có ánh sáng mạnh thì màu của rêu sẽ không đẹp trông hơi xám và tối.
 
Rêu Java Moss thường được buộc vào đá, lũa hoặc làm nền cho bể cá thêm đẹp mắt.
 
Cây thủy sinh dễ trồng- Cây rêu java most
Cây rêu Java Moss rất dễ trồng dễ chăm sóc và phát triển rất mạnh
 

Cây Riccia (rong tản sừng hươu)

 

Riccia – rong tản sừng hươu rất dễ trồng, phát triển nhanh nhưng lại cần nước sạch để phát triển. Khi trồng rong tản sừng hươu bạn nên chú ý thay nước sạch cho bể để cây và cá sinh trưởng, phát triển tốt hơn. Muốn cây đẹp hơn bạn nên tăng lượng CO2 để cây nhả ra nhiều O2 hơn. 
 
Vị trí: cây được dùng làm tiền cảnh hoặc làm nền
 

Cây Blyxia Nhật

 

Blyxia Nhật hay có tên gọi khác cỏ đăng tâm lùn Nhật Bản là một trong những loại cây thủy sinh rất được ưa chuộng hiện nay.Ưu điểm của loại cây này rất dễ trồng, khả năng thích nghi nhanh và sống mạnh. Nhược điểm của cây này tốc độ sinh trưởng chậm và nếu muốn cây đẹp hơn thì môi trường nước phải mát mẻ.
 
Vị trí: Làm trung cảnh hoặc tiền cảnh.
 

4.2. Một số loại cây thủy sinh để bàn phổ biến

 

Cây tiên ông

 

Sở dĩ cây có tên tiên ông là cây có bộ rễ rất dài và trắng muốt trông như bộ râu của ông tiên vậy. Cây tiên ông có hai hình thức trồng là trồng dưới đất và trồng trong nước. Cây trồng trong nước đòi hỏi việc chăm sóc cầu kỳ và khó nuôi hơn nhiều so với tiên ông trồng trong đất.
 
Cây thủy sinh dễ trồng- Cây tiên ông
Cây hoa tiên ông được trồng trong nước
 
Khi tiên ông nở hoa của nó rất thơm và mang màu sắc cực độc đáo. Bạn có thể trồng một bình tiên ông trên bàn vừa tạo nét đẹp thẩm mỹ vừa tạo hương thơm cho không gian làm việc thêm thoáng đãng hơn.
 

Cây kim tiền

 

Kim tiền hay còn gọi là cây kim phát tài đa phần chúng ta chỉ thấy loại cây này được trồng trong đất. Tuy nhiên kim tiền cũng rất hợp với việc trồng thủy sinh. Cây kim tiền có sức sống mãnh liệt, không cần chăm sóc cầu kỳ và thích nghi với hầu hết các điều kiện khắc nghiệt. Theo phong thủy loại cây này phù hợp với cả 5 mệnh Kim – Mộc – Thủy – Hỏa –Thổ mang đến nhiều tài lộc, may mắn cho người sở hữu.
 

Cây trúc phú quý thủy sinh

 

Không chỉ mang hình thức đẹp mắt mà trúc phú quý thủy sinh còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy về tài lộc. Trồng trúc phú quý rất đơn giản chỉ cần một bình nước là cây có thể phát triển tốt mà không cần đến đất và phân bón. Việc chăm sóc cây cũng rất đơn giản bạn có thể cả năm không thay nước cũng không vấn đề gì chỉ cần bổ sung nước kịp thời và đầy đủ cho cây.
 

Cây lan ý

 

Lan ý là cây thủy sinh rất dễ trồng, phát triển nhanh và dễ chăm sóc. Loại cây này có hoa đẹp bền rất thích hợp với phái nữ. Theo phong thủy thì lan ý cực phù hợp với những người mệnh Kim và mệnh Thổ mang lại tài lộc, may mắn cho công việc của chủ nhân thuận lợi hơn. Ngoài ra lan ý còn có khả năng trung hòa khí độc phát ra từ các thiết bị điện tử cho không gian làm việc thêm trong lành và bảo vệ sức khỏe của con người.
 

Cây vạn lộc thủy sinh

 

Vạn lộc là loại cây thủy sinh có màu sắc sặc sỡ như cam, hồng, đỏ…với viền lá màu xanh đậm. Mang màu sắc sặc sỡ, nhiệt huyết vạn lộc rất hợp với chủ nhân mệnh Hỏa và Thổ mang tài tài lộc, tiền tài cho chủ sở hữu. Vạn lộc rất sang trọng lại mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc rất phù hợp để bàn trong phòng làm việc.
 

5. Cách chăm sóc cây thủy sinh

 

5.1 Chăm sóc cây thủy sinh để bàn

 

  • Phải đảm bảo ánh sáng đầy đủ
  • Ánh sáng là yếu tố rất cần thiết để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Khi trồng cây để bàn bạn nên đặt cây ở những vị trí có ánh sáng nhiều như cửa sổ, cửa ra vào hoặc nơi có ánh sáng chiếu vào…Đặc biệt với văn phòng không có được ánh sáng tự nhiên thì bạn phải dùng ánh sáng điện cho cây.
  • Chăm sóc cây thủy sinh luôn phải đảm bảo ánh sáng đầy đủ
  • Cung cấp nước đầy đủ
 
Với cây thủy sinh khi trồng để bạn bạn nên chú ý thay nước định kỳ 3 -7 ngày một lần. Không được để nước quá lâu nước sẽ bị bẩn, nhiều vi khuẩn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Mỗi lần thay nước bạn nên nhớ đổ hết nước cũ rồi mới cho nước mới vào. 
 
 

Cây thủy sinh dễ trồng- Cây thủy sinh để bàn

Những cây chuyên để bàn rất dễ trồng
 
Khi thay nước bạn nên hạn chế nhấc rễ ra khỏi chậu vì mỗi lần nhấc rễ lên bộ rễ bị va chạm dẫn đến xây xước tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập làm hại cây. Tuy nhiên khi rễ bị thối thì bạn hãy nhấc rễ ra khỏi chậu cắt tỉa phần rễ bị hỏng tránh hiện tượng lây lan.
 
Đặc biệt khi thay nước bạn hãy chú ý chỉ độ nước 2/3 bộ rễ của cây và không nên đổ ngập bộ rễ sẽ làm cho rễ, lá bị thối.
Phân bón
 
Cây thủy sinh không cần quá nhiều phân bón mỗi khi thay nước xong bạn chỉ cần nhỏ 1 – giọt dịch thủy sinh hoặc 1 -2 viên thuốc B1 tạo chất dinh dưỡng cho cây phát triển tốt.
 

5.2 Chăm sóc cây thủy sinh trồng trong bể cá

 

Với mỗi loại cây thủy sinh trồng trong bể cá sẽ có nhu cầu ánh sáng không giống nhau. Để đảm bảo ánh sáng bạn có thể dùng đèn chiếu sáng liên tục từ 8 -9h sáng đến 20 -21h đêm (8 -12 tiếng trong một ngày). 
 
Ánh sáng không liên tục: Bạn vẫn đảm bảo thời gian chiếu sáng 8h/1 ngày nhưng thời gian chiếu sáng ngắt quãng không liên tục. 
Thay nước cho bể cá.
 
Việc thay nước định kỳ sẽ giúp bể cá quay trở lại trạng thái ổn định và loại bỏ được hóa chất, chất hòa tan có trong bể. Khoảng 1 -2 tuần bạn nên thay nước một lần và chỉ thay khoảng 30 -50% nước trong hồ.
 
Cách chăm sóc cây thủy sinh trồng trong bể cá
Chú ý thay nước cho bể cá thường xuyên để cây phát triển tốt hơn
 
Khi thay bạn phải chắc chắn nước dùng để thay phải có cùng nền nhiệt độ. Nếu nhiệt độ nước thay đổi quá đột ngột với biên độ lớn sẽ làm cho cá bị sốc dẫn đến tình trạng cá bị bệnh, chết. Đồng thời bạn cũng không nên dùng nước chưa qua xử lý bởi lượng chloramines và chlorine có trong nước máy có thể làm chết cá và gây hại cho các thực vật thủy sinh khác.
 

Vị trí đặt bể cá

 

Bạn nên đặt bể ở những nơi thông thoáng có nhiều ánh sáng tự nhiên hoặc đèn chiếu sáng để nuôi cây. Hạn chế đặt bể ở những nơi có quá nhiều ánh sáng mạnh hoặc nơi quá tối.
 

Quan tâm đến bệnh của các loại cây thủy sinh 

 

Cây thủy sinh bị bệnh đa phần do phần rễ bị tổn thương. Để bảo vệ rễ bạn có thể dùng nước vôi rửa mỗi ngày liên tục trong một tuần. Sau mỗi lần rửa hãy cho cây vào môi trường nước có dinh dưỡng theo định lượng.
 
>>>Xem ngay: Đồ trang trí bàn làm việc chất lừ cho góc phòng thêm sinh
 
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến cho bạn một số thông tin về cách trồng, chăm sóc cũng như TOP những loại cây thủy sinh được ưa chuộng nhất hiện nay. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn tìm được cho mình loại cây phù hợp nhất.
 

 

Bài viết liên quan
Hỗ trợ trực tuyến
  • 0988 888 925
 

 

Hạng mục thi công
Dự án nổi bật
  • Thiết Kế Phòng Tổng Giám Đốc Ceo Group Cao Cấp Tại Sonasea Vân Đồn Harbor CityThiết Kế Phòng Tổng Giám Đốc Ceo Group Cao Cấp Tại Sonasea Vân Đồn Harbor City
  • Thiết kế phòng làm việc Tổng giám đốc sang trọng đẳng cấpThiết kế phòng làm việc Tổng giám đốc sang trọng đẳng cấp
  • Thiết kế nội thất phòng họp Công ty Đông BắcThiết kế nội thất phòng họp Công ty Đông Bắc
  • Thiết kế nội thất phòng họp tầng 1 CEO Hà NamThiết kế nội thất phòng họp tầng 1 CEO Hà Nam
  • Thiết kế phòng họp Công ty TNHH TM Cơ Điện Việt NhậtThiết kế phòng họp Công ty TNHH TM Cơ Điện Việt Nhật
  • Thiết kế phòng họp Công ty TNHH Vạn NiênThiết kế phòng họp Công ty TNHH Vạn Niên
  • Thiết kế phòng họp Paraline Việt NamThiết kế phòng họp Paraline Việt Nam
  • Thiết kế nội thất phòng làm việc Công ty ECOBAThiết kế nội thất phòng làm việc Công ty ECOBA
  • Thiết kế phòng làm việc công ty TNHH TM Cơ Điện Việt NhậtThiết kế phòng làm việc công ty TNHH TM Cơ Điện Việt Nhật
  • Thiết kế phòng làm việc Công ty TNHH Vạn NiênThiết kế phòng làm việc Công ty TNHH Vạn Niên
Tin tức tư vấn