Mách bạn 6 cách phân biệt MFC và MDF đơn giản dễ dàng chuẩn xác nhất

Trên thị trường hiện nay MFC, MDF là các loại gỗ công nghiệp phổ biến và được sử dụng thay thế cho gỗ tự nhiên đang ngày càng khan hiếm. Tuy MDF và MFC đều là gỗ công nghiệp nhưng chúng lại có đặc điểm, cấu tạo, tính chất không giống nhau doo vậy khi ra thành phẩm sẽ có sự khác biệt. Vậy cách phân biệt MFC và MDF ra sao? Trong bài viết dưới đây Nội thất Miền Bắc sẽ giúp bạn tìm hiểu cặn kẽ từng loại để bạn có thể chọn mua loại gỗ thật phù hợp với nhu cầu của mình. Đây là một trong những loại gỗ cấu tạo ghế sofa hiện đại.

 

1. Cách phân biệt MFC và MDF dựa trên đặc tính


Một trong những cách phân biệt gỗ công nghiệp MFC và MDF dễ dàng nhất, chính xác nhất đó chính là dựa trên các đặc tính của chúng.

 

1.1  Đặc tính của gỗ MFC


MFC là tên viết tắt của Melamine Faced Chipboard hay còn gọi là ván gỗ dăm phủ nhựa Melamine. Ván gỗ MFC dòng ván dăm cỡ lớn, cốt gỗ có lượng dăm thô từ các loại ép lại.


Mách bạn 6 cách phân biệt MFC và MDF đơn giản dễ dàng chuẩn xác nhất
Gỗ công nghiệp MFC


Chất liệu gỗ làm ván MFC đa phần là được làm bởi chất liệu gỗ tự nhiên ngắn ngày như cao su, bạch đàn, keo..chứ không nhất thiết phải là các loại cây lâu năm. Gỗ MFC hoàn toàn không phải sử dụng gỗ tạp hay phế phẩm gỗ như chúng ta vẫn nghĩ.


Để sản xuất được loại gỗ công nghiệp này cần phải trải qua rất nhiều giai đoạn từ đơn giản cho đến phức tạp cũng như khâu điểm định chất lượng gắt gao rồi mới đưa ra thị trường.


Gỗ tự nhiên sau khi được thu hoạch sẽ cho vào máy băm nhỏ để tạo thành các dăm gỗ. Sau đó người ta dùng keo và ép để tạo độ dày thành những ván gỗ, trong quá trình này không cần phải sử dụng thêm các loại vun gỗ hay tạp chất khác nên khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng của sản phẩm.

Cuối cùng sau khi ván gỗ được hoàn thành sẽ được phủ một lớp Melamine để bảo vệ. Lớp phủ này giúp cho ván gỗ có độ sáng bóng tạo nét thẩm mỹ độc đáo cho sản phẩm.

 

1.2  Đặc tính của gỗ MDF


Thuật ngữ MDF là tên viết tắt của cụm từ Medium Density Fiberboard – một dòng ván dăm trung bình cao cấp hơn MFC. Trong cốt gỗ có thêm lượng bột gỗ xay mịn cùng với các tạp chất phụ gia ép lại tạo thành ván gỗ.

Sau khi thu hoạch gỗ tự nhiên sẽ được cho vào máy nghiền nát chứ không băm thành dăm như gỗ MFC. Tiếp đến bột gỗ sẽ được loại xử lý loại bỏ tạp chất và cho vào máy trộn keo cùng các chất phụ gia như chất bảo vệ gỗ, bột độn vô cơ….để cho ra loại gỗ thành phẩm.


Quy trình sản xuất gỗ MDF được sản xuất theo quy trình khô và quy trình ướt. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm khác nhau, dây chuyền và máy móc công nghệ khác nhau cho nên thành phẩm gỗ cũng không giống nhau. Gỗ MDF được chia thành 4 loại cơ bản đó là:

 

  • Gỗ MDF dùng cho nội thất trong nhà ( bàn ghế, tủ quần áo, tủ tài liệu…)
  • Gỗ MDF chống ẩm, khả năng chịu ướt cao được dùng ngoài trời
  • Gỗ MDF mặt trơn có thể sơn ngay mà không cần phải chà xát.
  • Gỗ MDF mặt không trơn được dùng khi dán ván.

Mách bạn 6 cách phân biệt MFC và MDF dễ dàng hiệu quẩ
Gỗ MDF có cốt lõi mịn hơn so với MFC


Dựa vào những đặc tính cơ bản của từng loại gỗ sẽ giúp bạn phân biệt MFC và MDF một cách dễ dàng hơn cũng như chọn được sản phẩm gỗ phù hợp với nhu cầu, mục đích của mình.

 

2.  Phân biệt gỗ MFC và MDF dựa vào độ dày của ván gỗ


 Một khía cạnh nữa để khách hàng có thể phân biệt ván gỗ MFC và MDF đó chính là dựa vào độ dày của ván gỗ.


Gỗ MFC có: + độ dày tiêu chuẩn từ 18mm, 25mm
             + Kích thước tiêu chuẩn là: 1200*2400mm


Gỗ MDF có: + Độ dày tiêu chuẩn 9mm, 12mm, 15mm
                 +  Kích thước tiêu chuẩn: 1200mm*2400mm


Gỗ MFC sẽ có độ dày hơn so hơn một chút so với gỗ MDF, dựa vào đặc tính này bạn vừa có thể phân biệt vừa có thể chọn lựa cho mình ván gỗ thật phù hợp với mục đích sử dụng của mình.

 

3. Bảng phân biệt gỗ MFC, MDF và HDF


Cả 3 loại gỗ công nghiệp đặc biệt là MFC và MDF đều được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nội thất có phần giống nhau nên rất khó phân biệt. Qua bảng so sánh 3 loại gỗ mà chúng tôi sưu tầm được dưới đây sẽ bạn dễ dàng hơn trong việc nhận diện các loại gỗ này:



Bảng phân biệt MFC và MDF dễ dàng
Qua bảng phân biệt ta có thể dễ dàng nhận thấy:


+ Thành phần chính của gỗ MFC là ván gỗ dăm còn gỗ MDF là gỗ sợi
+ Phân loại: + Gỗ MFC được chia làm hai loại là gỗ thường và chống ẩm
                    + Gỗ MDF được chia làm 4 loại: dạng dùng trong nhà, dạng chịu nước, dạng mặt trơn và dạng mặt không trơn.
+ Giá thành: Gỗ MFC có giá thành rẻ hơn so với gỗ MDF

 

4. Cách phân biệt MFC và MDF qua độ bền


Cả hai loại gỗ MFC và MDF đều có độ bền tương đối tốt. Do chúng được sản xuất từ quy trình kỹ thuật cao, độ xử lý nguyên liệu đạt chuẩn chất lượng nên thành phẩm gỗ có độ cứng tương đối. Khả năng chống mối mọt cao và chất lượng gỗ ổn định.


Bí quyết phân biệt MFC và MDF dễ dàng

Cả hai loại gỗ công nghiệp MFC và MDF đều có độ bền khá tốt


Ngoài ra chất liệu gỗ cứng còn khắc phục được các nhược điểm như nặng, dễ cong vênh của gỗ tự nhiên mà không làm mất đi tính thẩm mỹ. Nhờ có độ bền tốt cả hai loại gỗ MFC và MDF đều được dùng trong chế tạo đồ nội thất văn phòng nhất là các sản phẩm yêu cầu kích thước tấm gỗ lớn như tủ tài liệu, bàn làm việc…

 

5. Phân biệt gỗ MDF và MFC qua độ chịu lực


Gỗ MFC và MDF đều có độ chịu lực khá tốt. Do chúng được kết hợp từ các dăm gỗ với keo và chất phụ gia nên độ chịu lực không cao như gỗ tự nhiên. Riêng gỗ MFC chống ẩm sẽ có độ chịu lực cao hơn khoảng 40 đến 60kg/m3. Đối với MFC chống ẩm có lõi màu xanh tổng trọng lượng khoảng 740 – 760 kg/m3. Gỗ MFC có độ chịu lực tốt hơn một chút so với gỗ MDF.

 

6. Cách phân biệt MFC và MDF dễ dàng nhất.


Thực tế ta rất khó để phân biệt được gỗ công nghiệp MFC và MDF khi chúng đã đóng thành phẩm nếu như khách hàng không có kinh nghiệm. Bởi khi thành phẩm sẽ được dán cạnh, được phủ sơn để che đi lõi gỗ bên trong.


Mẹo đơn giản nhất để phân biệt đó là những nơi cần khoan lỗ như chỗ lắp bản lề hay ray thì người thợ sẽ phải khoan bỏ lớp phủ bề mặt lúc đó bạn có thể dễ dàng phát hiện lõi gỗ bên trong là MDF hay MFC. Bên trong lõi gỗ MFC là các dăm gỗ và không được mịn như MDF.

 

7. Ưu nhược điểm của gỗ MFC và MDF

 

Bên dưới là những ưu điểm về gỗ MFC và MDF bạn có thể tham khảo qua:

 

7. 1. Ưu điểm của gỗ MFC và MDF


Để tạo độ bóng cũng như độ bền cho ván gỗ sau khi thành phẩm sẽ được phun một lớp Melamine lên bề mặt có công dụng chống trầy xước, ẩm mốc rất tốt. Lớp Melamine này rất mỏng lại có độ bám chắc cực tốt nên bạn có thể yên tâm vào chất lượng sản phẩm cũng như không cần phải quá lo lắng về độ bong tróc.


Cả hai loại gỗ MDF và MFC đều có khả năng chống mối mọt tốt lại ít bị cong vênh độ chịu va đập tương đối….giữ được vẻ đẹp thẩm mỹ cho sản phẩm trong thời gian dài.


Đồ nội thất làm bằng chất liệu gỗ MDF và MFC đều có khả năng chống bám bụi tốt, bền màu và rất dễ dàng vệ sinh, lau chùi bằng khăn ẩm.


Nhờ tính nhẹ lại dễ gia công nên chất liệu gỗ công nghiệp có thể dễ dàng tạo hình, tạo kiểu và thiết kế thành những sản phẩm có kiểu dáng, mẫu mã đa dạng phong phú. Đây được coi là một trong những ưu điểm mà gỗ tự nhiên không đáp ứng được.


Ngoài ra cả gỗ công nghiệp MFC và MDF đều có giá thành rẻ phù hợp với túi tiền của nhiều đối tượng khách hàng. Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí trong việc mua sắm nội thất như bàn làm việc, tủ hồ sơ văn phòng, vách ngăn…thì gỗ công nghiệp sẽ là gợi ý hoàn hảo dành cho bạn.

 

7.2. Nhược điểm của gỗ MDF và MFC


Cả hai loại gỗ công nghiệp MFC và MDF đều được tạo thành từ việc liên kết giữa các dăm gỗ nên cả hai đều có khả năng chịu nước kém cũng như không thực hiện được các chi tiết chạm trổ phức tạp như gỗ tự nhiên do độ dẻo dai rất hạn chế.


Cách phân biệt gỗ MDF và MFC và ưu nhược điểm
Gỗ công nghiệp có độ dẻo dai rất hạn chế


Nếu quy trình sản xuất không được giám sát chặt chẽ nồng độ Formaldehyde trong nguyên liệu chế tạo vượt qua mức quy định sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người sử dụng.

>>Xem ngay: Gỗ MFC là gì và ưu nhược điểm của gỗ MFC trong đời sống hàng ngày


Gỗ MFC với gỗ MDF loại gỗ nào tốt hơn còn phục thuộc vào mục đích sử dụng cũng như cách bảo quản của bạn như thế nào.


Như vậy, bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến cho bạn một số cách để phân biệt MFC và MDF. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm để chọn được cho thiết kế văn phòng chuyên nghiệp với loại gỗ phù hợp nhất.
 

Bài viết liên quan
Hỗ trợ trực tuyến
  • 0988 888 925
 

 

Hạng mục thi công
Dự án nổi bật
  • Thiết Kế Phòng Tổng Giám Đốc Ceo Group Cao Cấp Tại Sonasea Vân Đồn Harbor CityThiết Kế Phòng Tổng Giám Đốc Ceo Group Cao Cấp Tại Sonasea Vân Đồn Harbor City
  • Thiết kế phòng làm việc Tổng giám đốc sang trọng đẳng cấpThiết kế phòng làm việc Tổng giám đốc sang trọng đẳng cấp
  • Thiết kế nội thất phòng họp Công ty Đông BắcThiết kế nội thất phòng họp Công ty Đông Bắc
  • Thiết kế nội thất phòng họp tầng 1 CEO Hà NamThiết kế nội thất phòng họp tầng 1 CEO Hà Nam
  • Thiết kế phòng họp Công ty TNHH TM Cơ Điện Việt NhậtThiết kế phòng họp Công ty TNHH TM Cơ Điện Việt Nhật
  • Thiết kế phòng họp Công ty TNHH Vạn NiênThiết kế phòng họp Công ty TNHH Vạn Niên
  • Thiết kế phòng họp Paraline Việt NamThiết kế phòng họp Paraline Việt Nam
  • Thiết kế nội thất phòng làm việc Công ty ECOBAThiết kế nội thất phòng làm việc Công ty ECOBA
  • Thiết kế phòng làm việc công ty TNHH TM Cơ Điện Việt NhậtThiết kế phòng làm việc công ty TNHH TM Cơ Điện Việt Nhật
  • Thiết kế phòng làm việc Công ty TNHH Vạn NiênThiết kế phòng làm việc Công ty TNHH Vạn Niên
Tin tức tư vấn